Trong phong thuỷ có khá nhiều vật phẩm mang khả năng chiêu tài, hoạch tài trừ tà. Trong bài viết này xổ số Thiên Phú sẽ chỉ đề cập đến 3 loại vật phẩm phong thuỷ để bàn được đặt hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ. Vì theo truyền thuyết các linh thú này có khả năng hút tài khí của bốn phương, hoá sát, trừ tà..
1. Vật Phẩm Phong Thuỷ Long Mã
Mô Tả Về Long Mã
Đây là loài có đầu rồng, thân ngựa (có người nói mình hưu), móng ngựa, đuôi bò, trán sói, vảy rồng, cổ dài, xuống nước nhưng không bị ướt. Thế đứng uy nghi, phong thái hùng dũng.
Vật phẩm phong thuỷ Long Mã
Truyền thuyết về Long Mã:
Vào thời thượng cổ bên Tàu, đời vua Phục Hy (2852-2737 trước TL), trên sông Hoàng Hà, thình lình một trận giông lớn nổi lên, nước sông dâng cao, có nổi lên một con quái đầu rồng mình ngựa, đứng khơi khơi trên mặt nước, trên lưng có nhiều đốm đen trắng xếp theo một trật tự đặc biệt và có mang một cây bửu kiếm. Dân chúng thấy chuyện lạ, vội cấp báo cho vua Phục Hy biết. Nhà vua liền đến nơi, đứng trên bờ sông quan sát. Vua Phục Hy là vị Thánh Đế nên biết con quái ấy là con Long mã, một loại thú linh hiếm có, ít khi xuất hiện. Ngài phán rằng: "Nếu phải nhà ngươi đem báu vật đến dâng cho Ta thì hãy lại đây, đến trước mặt Ta."
Long mã như biết nghe tiếng người, từ từ đi vào bờ, đến trước mặt vua Phục Hy thì quỳ xuống.
Vua Phục Hy thấy trên lưng Long mã có một bức đồ gồm 55 đốm, nhà vua ghi nhớ vị trí các đốm rồi gỡ lấy bửu kiếm. Xong, Long mã liền trở ra khơi và đi mất. Mực nước sông Hoàng Hà sụt xuống như cũ. Vua Phục Hy vẽ lại những đốm trên lưng Long mã, tạo thành một bức đồ, đặt tên là Hà đồ.
Nhà vua quan sát các chấm này, kết hợp với sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên trong Trời Đất, nghĩ ra cách tượng trưng Âm Dương, Ngài vẽ ra được Bát Quái Đồ, gọi là Tiên Thiên Bát Quái Đồ.
Long Mã Trong Phong Thuỷ:
Trong văn hoá phương đông rồng là một trong tứ linh, ở trên cao, khi ẩn khi hiện, biểu tượng của tính cao thượng, mạnh mẽ, linh hoạt, quyền uy. Đầu rồng thuộc về dương.
Còn ngựa là loài hữu dụng trong đời sống con người, mang ý nghĩa bền bỉ, thẳng thắn, nghĩa khí, mình ngựa thuộc về âm.
Trong phong thuỷ Long Mã mang ý nghĩa trừ tà, trấn sát, khử trược. Long mã (ngựa đầu rồng) Vì mang hình ảnh ngựa hóa rồng biểu thị sự thăng tiến, khát vọng lớn, tiến lên các phẩm tước cao hơn, sức khỏe tốt, tính kiên trì.
2. Vật Phẩm Phong Thuỷ Kỳ Lân
Mô Tả Kỳ Lân:
Kỳ Lân trong truyền thuyết được mô tả có mắt sư tử, lưng hổ, thân hưu, thân và đuôi có vảy rồng, đầu tròn có sừng. Bay nhảy di chuyển trên không trung, không dẫm lên bất kì loại sinh vật sống nào. Chỉ ăn cỏ và uống nước tinh khiết như sương sớm.
Vật phẩm phong thuỷ Kỳ Lân
Truyền thuyết về Kỳ Lần:
Vào năm 551 TCN, mẹ Khổng Tử đến núi để cầu con trai thì trên đường có gặp Kỳ Lân sau đó sinh ra Khổng Tử. Khi ông sinh ra đời thì con vật này đến và nhổ từ miệng một cuốn sách, trong sách nói đứa trẻ này tuy không làm vua nhưng lại có đức tính sánh ngang với hoàng đế.
Đến năm thứ 14 đời Lỗ Ai Công (481 TCN), người ta săn giết Kỳ Lân, Thúc Tôn cho là điềm không may mắn. Khổng Tử thấy liền nói: Đây là Kỳ Lân, nó thường xuất hiện vào thời bình nhưng lại xuất hiện không đúng lúc và bị giết. Khổng Tử bật khóc nức nở, ướt cả vạc áo.
Kỳ Lân Trong Phong Thuỷ:
Nhờ vào tích cầu con của mẹ Khổng Tử Kỳ Lân Tống Tử là vật phẩm mang ý nghĩa cầu con quý tử. Bên cạnh đó còn mang đến tài lộc, bình an, báo điềm may mắn, hoá giải sát khí. Thông thường Kỳ Lân được để theo một cặp đực và cái, còn Kỳ là Đực để bên trái và con Lân là cái để bên phải.
3. Vật Phẩm Phong Thuỷ Tỳ Hưu
Mô Tả về Tỳ Hưu:
Trên một số tài liệu theo thuyết “Long Sinh Cửu Tử” rồng sinh 9 con thì Tỳ Hưu là con út của rồng. Tỳ Hưu có người gọi là kỳ hưu, tỳ ngưu, tù lỳ, được mô tả có đầu rồng có sừng, thần hình như hổ (có người nói giống gấu), có cánh, có lông màu tro, không có hậu môn, rất thích ăn tiền bạc, châu báo.
Tương tự với Kỳ Lân, Tỳ Hưu cũng thường có cặp con đực là Tỳ và con cái là Hưu. Được xếp vào 6 loài mãnh thú là Tỳ, Hưu, Hổ Bưu, Bi, Hùng theo Hoàng Đế đánh Xuy Vưu (Xi Vưu hoặc Si Vưu).
Tỳ Hưu từ thời nhà Minh đều chỉ có 1 sừng, có một số thuyết cho rằng con một sừng gọi là Tịch Tà (Trừ Tà) và hai sừng là Thiên Lộc (lộc trời) thông tin này không thật sự đúng với nguồn gốc của chúng.
Vật phẩm phong thuỷ tỳ hưu
Truyền thuyết về Tỳ Hưu:
Thời vua Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ) trong lúc quốc khố cạn kiệt, vua ăn ngủ không yên. Trong một giấc mơ, vua thấy con vật đầu lân có sừng, mình và chân to, hiện ở phía trước cung điện nuốt thỏi vàng rồng sáng chơi mang đến vua. Vua hỏi Lưu Bá Ôn đây là điềm gì, sau khi tính toán ông nói con vật ấy xuất hiện ở cung tài, ứng với việc trời đất giúp vua làm nên nghiệp lớn.
Minh Thái Tổ cho xây cổng thành to ở cung tài trên trục Bắc Nam, dẫn vào Tử Cấm Thành, là lầu Đức Thắng Môn ngày nay. Ông cho tạc tượng con linh vật ấy bằng ngọc phỉ thuý trên lầu của khu tài môn. Từ ngày đó, nhà Minh ngày càng giàu có và mở rộng lãnh thổ.
Vật Phẩm Tỳ Hưu Trong Phong Thuỷ
Do đặc tính thích ăn vàng bạc, của cải, không có hậu môn nên Tỳ Hưu là vật phẩm mang ý nghĩa chiêu tài, thu hút tiền tài, may mắn, lưu trữ tiền bạc. Cũng là mãnh thú nên Tỳ Hưu có khả năng trấn áp tà khí, xua đuổi điều xấu.
Xổ số Thiên Phú giúp quý vị hiểu hơn về các thông tin phong thuỷ thu hút may mắn, tài lộc. Website luôn cập nhật kết quả xổ số thành phố hồ chí minh vào thứ 2 và 7 hàng tuần, rất mong quý khách ủng hộ trang web của chung tôi bằng cách thường xuyên xem kết quả.